Vi sinh vật là gì? Các công bố khoa học về Vi sinh vật

Vi sinh vật là những sinh vật nhỏ có thể chỉ nhìn thấy được dưới kính hiển vi. Chúng có thể là vi khuẩn, nấm, vi rút hoặc các loại vi sinh vật khác. Vi sinh vật...

Vi sinh vật là những sinh vật nhỏ có thể chỉ nhìn thấy được dưới kính hiển vi. Chúng có thể là vi khuẩn, nấm, vi rút hoặc các loại vi sinh vật khác. Vi sinh vật tồn tại ở mọi nơi trên trái đất, từ đất đai, nước biển, đến không khí và cả trong cơ thể con người và động vật. Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái và cũng có thể gây bệnh cho con người và động vật. Công nghệ vi sinh vật cũng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất thực phẩm đến y học và môi trường.
Vi sinh vật không thể nhìn thấy bằng mắt thường vì chúng có kích thước rất nhỏ, thường chỉ từ vài micromet đến vài trăm micromet. Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn, phân hủy vật chất hữu cơ, sản xuất oxy và các loại thực phẩm kháng khuẩn như sữa chua và một số loại thực phẩm lên men khác.

Ngoài ra, vi sinh vật cũng được sử dụng trong việc sản xuất các loại thuốc, hormone và enzyme. Trong lĩnh vực môi trường, vi sinh vật có thể được sử dụng để xử lý nước thải và đất đai ô nhiễm. Trong y học, vi sinh vật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và sản xuất vắc xin, kháng sinh, và các loại thuốc khác để điều trị bệnh tật.

Tuy nhiên, một số vi sinh vật cũng có thể gây ra các bệnh tật như cảm lạnh, sốt rét, hoặc nhiễm trùng ruột. Để ngăn chặn sự lây lan của các loại vi sinh vật gây bệnh, người ta thường sử dụng các loại thuốc kháng khuẩn và côn trùng trùng, ngoài ra còn áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và trang thiết bị y tế.
Một số loại vi sinh vật như vi khuẩn probiotic và vi khuẩn lactic acid còn được sử dụng để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Chúng có thể giúp cân bằng vi khuẩn trong ruột và cải thiện hệ tiêu hóa.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, vi sinh vật cũng được sử dụng rộng rãi để cải thiện chất lượng đất đai, tăng cường dinh dưỡng cho cây trồng và thậm chí giúp chống lại các loại sâu bệnh hại. Các loại vi khuẩn và vi nấm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, cải thiện cấu trúc đất và hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Vi sinh vật cũng đóng vai trò quan trọng trong các quá trình công nghệ sinh học như sản xuất nhiên liệu sinh học, xử lý chất thải, và sản xuất các sản phẩm sinh học khác như polime sinh học.

Trong vật lý học, vi sinh vật có thể tạo ra các hiện tượng sinh học như sinh quang, sinh điện, hay các tự hỗ trợ động lực hay còn gọi là bơi tự nhiên.

Nói chung, vi sinh vật có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người và môi trường sống, và vai trò của chúng còn tiếp tục được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "vi sinh vật":

NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT SỐNG CÙNG MỘT SỐ LOÀI SAN HÔ CỨNG TẠI HANG RÁI NINH THUẬN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHUỘM HUỲNH QUANG KẾT HỢP NUÔI CẤY TỚI HẠN
Rạn san hô trên toàn thế đang đối mặt với sự huỷ diệt nghiêm trọng, một trong những nguyên nhân chính là do vi khuẩn gây bệnh và những tác động của môi trường. Chính vì vậy, nghiên cứu về hệ vi khuẩn sống cùng san hô và mối tương quan giừa vi khuẩn, san hô và các yếu tố môi trường là quan trọng và cấp thiết. Trong nghiên cứu này, mật độ vi tảo Symbiodinium sp., vi khuẩn sống cùng 3 loài san hô cứng Acropora hyacinthus, Acropora muricata và Acropora robusta phổ biến tại Ninh Thuận được đánh giá vào các thời điểm trước, trong, và sau khi san hô bị tẩy trắng bằng phương pháp đếm huỳnh quang và pha loãng tới hạn. Kết quả cho thấy mật độ tảo Symbiodinium khác nhau có ý nghĩa thống kê (dao động 0,39-1,83x107tb/g) ở các loài san hô khác nhau. Tuy nhiên, mật độ tảo cộng sinh không có khác biệt lớn giữa các tháng nghiên cứu. Mật độ vi khuẩn dao động từ 0,83-2,52x108tb/g và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê không chỉ giữa các loài san hô mà còn ở các thời điểm trước trong và sau tẩy trắng. Tổng vi khuẩn, phẩy khuẩn và trực khuẩn có tương quan nghịch và có ý nghĩa về mặt thống kê với chỉ số pH và hàm lượng PO4. Ngược lại, mật độ tảo hoàn toàn không tương quan với các yếu tố môi trường.
#Symbiotic microbes #bacteria #Acropora hyacinthus #Acropora muricata #Acropora robusta #environmental parameters #Ninh Thuan.
HIỆU QUẢKHÁNG VI SINH VẬT CỦA TINH DẦU NGHỆ(CURCUMA LONGAL.)
Tinh dầu nghệ được chiết bằng phương pháp cất lôi cuốn hơi nước và thành phần của nó đã được xác  định bằng phương pháp GC/MS. Tổng số36 thành phần bay hơi  đã  được xác  định, trong  đó 13 thành phần có độtương  đồng  ≥90% so với các chất chuẩn. Thành phần chính của tinh dầu nghệlà ar-turmerone (30,33%), tiếp theo là alpha-turmerone (14,14%). Hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu nghệ đã được đánh giá bằng cách quan sát sự sinh trưởng của vi sinh vật trên môi trường đặc có bổsung tinh dầu ởcác nồng độkhác nhau. Kết quả nhận được cho thấy, vi khuẩn Gram dương mẫn cảm hơn so với vi khuẩn Gram âm. Sinh trưởng của B.cereusbị ức chế ởnồng độtinh dầu 1%, trong khi đóL. damsellakhông sinh trưởng được khi bổsung 3% tinh dầu. Các chủng nấm sợi thửnghiệm thểhiện sựmẫn cảm khác nhau với tinh dầu nghệ. Chủng MNh19 (Aspergillus japonicus)  được phân lập từ  Litchi chinensiscó tính kháng mạnh nhất, có thểchịu được nồng độtinh dầu 4% trong môi trường nuôi cấy. Tinh dầu là một chất thay thếtiềm năng an toàn cho môi trường và là thành phần quan trọng trong chương trình quản lí dịch hại tổng hợp nhờ  đặc tính thân thiện môi trường và hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu.
MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ VI SINH VẬT TẠI VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG
Từ 50 mẫu nước và trầm tích vùng ven biển Hải Phòng đã phân lập được 65 chủng vi khuẩn điển hình thuộc 31 loài, 16 chi, 8 họ và 2 bộ. Số lượng nhóm vi khuẩn hiếu khí rừng ngập mặn Bàng La, Tràng Cát khá cao, biến động 104 - 107tb/ml,g; xạ khuẩn từ 0 - 102tb/ml,g; nấm men từ 0 - 2.102tb/ml,g và nấm sợi có mật độ đạt tới 103tb/ml,g. Số lượng vi khuẩn hiếu khí và xạ khuẩn trong các mẫu trầm tích thường cao hơn mẫu nước bề mặt từ 10 - 100 lần, nhưng nấm sợi và nấm men lại có xu hướng ngược lại, đặc biệt vào mùa mưa. Nhiều chủng vi khuẩn có hoạt tính nitrat hoá, phản nitrat, phân giải protein, tinh bột và khả năng đối kháng với vi khuẩn gây bệnh Vibrio parahaemolyticus và Vibrio fuoniss cao. Chế phẩm dạng lỏng và bột được tạo ra từ tổ hợp một số chủng vi khuẩn trên khi thử nghiệm trên nước thải đầm nuôi trồng thuỷ sản cho thấy các chỉ tiêu môi trường được phân tích là DO, COD, BOD5 và NH4+ có sự cải thiện đáng kể so với mẫu đối chứng sau 10 ngày thả chế phẩm.Summary: From 50 water and sediment samples collected in coastal zone of Haiphong, we have isolated 65 bacterial strains and identification belong to 31 species, 16 gena, 8 families and 2 orders, the genus Bacillus, there are the highest species number - 8 species, Pseudomonas being 5 species and the other genus has only 1 - 2 species. Aerobic bacterial amounts in Bang la, Trang cat mangrove are quite high, range of 104 - 107tb/ml,g; Actinomycetes is 0 - 102tb/ml,g; yeast is 0 - 2.102tb/ml,g and fungi density can reach up 103tb/ml,g. The number of aerobic bacteria and actinomycetes in sediment samples were higher 10 - 100 times than those in water samples, but the numbers of yeast and fungi were opposite orientation, especially in raining season. Many bacterial strains were tested the ability of nitrifying, denitrifying, degradation of protein, starch and resistibility to pathogens of Vibrio parahaemolyticus and Vibrio fuonissi indicated that had high activities. Liquid and powder probiotics made from a the bacterial combination were evaluated in the wastewater of shrimp aquaculture pond indicating that analysed chemical parameters of DO, COD, BOD5 and NH4+ significantly approved in comparation with control samples in 10 days.
Phân lập, sàng lọc và định danh các chủng vi sinh vật có hoạt tính kháng sinh từ vùng biển Đông Bắc Việt Nam
Vietnam Journal of Biotechnology - Tập 14 Số 3 - 2017
Vi sinh vật được đặc biệt quan tâm là do khả năng sinh tổng hợp ra các hợp chất thứ cấp có giá trị ứng dụng cao. Các chất có hoạt tính sinh học có thể cung cấp cho chúng ta các cấu trúc hoá học đa dạng và mới lạ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành phân lập được 143 chủng vi khuẩn và xạ khuẩn từ 161 mẫu gồm: trầm tích, hải miên, san hô mềm, da gai, sao biển thu thập từ ba vùng biển Hạ Long - Cát Bà, Cô Tô - Thanh Lân và Bái Tử Long. Các chủng được lên men trong môi trường A1, dịch lên men được xử lý tạo cặn chiết và tiến hành sàng lọc cặn chiết của vi khuẩn với 7 chủng vi sinh vật kiểm định dẫn đến lựa chọn 15 chủng vi sinh vật có hoạt tính sinh học cao nhất, thể hiện khả năng ức chế khá mạnh đối với 2 chủng vi khuẩn Gram (+) Enterococcus faecalis ATCC29212; Bacillus cereus ATCC13245 và chủng nấm men Candida albicans ATCC10231 với các giá trị MIC nhỏ hơn hoặc bằng giá trị MIC của các kháng sinh đối chứng. Ngoài ra, chủng G057 còn có khả năng kháng S. enterica ATCC13076 và chủng G002 kháng E. coli ATCC25922 với giá trị tương ứng MICG057 = 8 µg/ml, MICG002 =  256 µg/ml. Ba chủng G115, G119, G120 có khả năng kháng P. aeruginosa ATCC27853 với giá trị tương ứng  MICG115 = 64 µg/ml, MICG119 =  32 µg/ml và MICG120 =  32 µg/ml. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân tích trình tự gen mã hóa tiểu phần  rRNA 16S cho thấy 9 trong số 15 chủng (G016, G017, G019, G043, G044, G047, G068, G119, G120) thuộc chi Micromonospora, hai chủng G039, G065 thuộc chi Stretomyces, chủng G002 thuộc chi Bacillus, G057 thuộc chi Nocardiopsis, chủng G115 thuộc chi Photobacterium và chủng G121 thuộc chi Oceanisphaera.
#Actinomycetes #Antimicrobial activity #MIC #16S rRNA gene sequences
Phân lập các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải cellulose mạnh phục vụ sản xuất chế phẩm phân hủy rơm rạ
Kết quả tuyển chọn các chủng vi sinh vật (VSV) có khả năng phân giải cellulose trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long của 21 mẫu đất, rơm rạ đã phân lập được 46 chủng xạ khuẩn, 16 chủng vi khuẩn và 7 chủng nấm chịu nhiệt đều có khả năng phân giải cellulose. Dựa vào kết quả thử hoạt tính CMC qua các mức nhiệt độ 40, 45 và 50oC chọn lọc được 5 chủng xạ khuẩn có khả năng phân giải CMC mạnh là X20, X7, X39, X4, X24; 6 chủng vi khuẩn là V7, V8, V11, V12, V14 và V16; 4 chủng nấm là A1, A2, A4 và A5. Kết hợp hai kết quả thử CMC và rơm rạ đã tuyển chọn được 3 chủng xạ khuẩn (X7, X24, X20), 2 chủng vi khuẩn (V7, V12) và 3 chủng nấm (A1, A2, A4) có khả năng chịu nhiệt và phân giải rơm rạ mạnh từ phế phụ liệu nông nghiệp.  
#Celllulose #nấm #vi khuẩn #vi sinh vật #xạ khuẩn
ƯỚC LƯỢNG MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH THỊ Ở TỈNH KIÊN GIANG CHO VIỆC BẢO TỒN HỆ SINH THÁI RỪNG U MINH: ESTIMATING KIEN GIANG URBAN RESIDENTS’ WILLINGNESS TO PAY FOR THE U MINH CONSERVATION PROJECT
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp - Tập 4 Số 1 - Trang 1647-1657 - 2020
Bài viết sử dụng phương pháp đánh giá giá trị ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - CVM) để ước lượng mức sẵn lòng chi trả của người dân thành thị cho dự án bảo tồn hệ sinh thái của rừng U Minh. Số liệu sơ cấp trong bài viết được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 150 người dân sinh sống ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Kết quả phân tích cho thấy có 59% đáp viên sẵn lòng chi trả cho việc bảo tồn hệ sinh thái rừng và mức sẵn lòng trả thêm 96.000 đồng vào hóa đơn tiền nước mỗi tháng, gần bằng 0,7% thu nhập trung bình của hộ. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu đáp viên là công chức Nhà nước thì khả năng đóng góp vào chương trình bảo tồn nhiều hơn hoặc nếu đáp viên biết người xung quanh tham gia vào dự án thì họ sẽ có xu hướng tham gia và đóng góp cho dự án. Từ khóa:  Phương pháp định giá ngẫu nhiên, Mức sẵn lòng chi trả, Bảo tồn hệ sinh thái rừng, Hàm logit ABSTRACT The paper used the approach of Contingent Valuation Model (CVM) to estimate the urban residents’ willingness to pay for the ecosystem conservation project in U Minh forest. The primary data was collected by 150 residents in Rach Gia city, Kien Giang province who were directly interviewed. The results showed that about 59% of respondents was willing to pay for forest ecosystem conservation and their willingness to pay was about 96,000 VND per month. The study showed that respondents who have been working as officers were more likely to contribute to the conservation program. In addition, if respondents knew that their neighbors participated in the conservation project, they could be more likely to engage in. Keywords: Contingent valuation method, Willingness to pay, Forest ecosystem conservation, Logit function
#Contingent valuation method #Willingness to pay #Forest ecosystem conservation #Logit function #Phương pháp định giá ngẫu nhiên #Mức sẵn lòng chi trả #Bảo tồn hệ sinh thái rừng #Hàm logit #Mức sẵn lòng chi trả #Bảo tồn hệ sinh thái rừng
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM CHO HỌC PHẦN THÍ NGHIỆM VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG
  Năng lực thực nghiệm là một trong các năng lực chuyên môn quan trọng và hết sức cần thiết, cần được hình thành và phát triển, nhất đối với sinh viên sư phạm Vật lí để đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát năng lực thực nghiệm đối với sinh viên năm thứ hai Khoa Vật lí Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi được học học phần Thí nghiệm Vật lí đại cương (cơ – nhiệt) tổ chức theo phương pháp dạy học khám phá, bằng phương pháp điều tra (bảng hỏi). Sau đó, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả khảo sát (bảng trả lời câu hỏi) thu thập được. Kết quả cho thấy, các thành tố năng lực thực nghiệm của sinh viên còn ở mức trung bình, yếu là: thành tố 2. Thiết kế phương án thí nghiệm và thành tố 5. Cải tiến, chế tạo thay thế dụng cụ hư hỏng, sáng tạo dụng cụ thí nghiệm . Dựa trên kết quả thu được, chúng tôi đề xuất phương pháp dạy học khám phá trong học phần Thí nghiệm Vật lí đại cương theo các mức độ mở tăng dần nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của sinh viên sư phạm.    
#năng lực thực nghiệm #dạy học khám phá #sinh viên sư phạm Vật lí
Phân lập và xác định đặc tính vi khuẩn nội sinh trong rễ cây khoai lang (Ipomoea batatas) trồng trên đất phèn ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Số 36 - Trang 6-13 - 2015
Ba mươi sáu dòng vi khuẩn được phân lập trên môi trường LGI từ các mẫu rễ cây khoai lang trồng ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Tất cả các dòng vi khuẩn này đều có dạng hình que và có khả năng chuyển động. Thực hiện các phép thử sinh hóa đã xác định được các dòng KL9, KL11, KL39a, KL39b là các vi khuẩn nội sinh có đủ 3 đặc tính tốt là cố định đạm, hòa tan lân khó tan, tổng hợp IAA; Ba dòng KL9, KL39a, KL39b còn có khả năng sản xuất siderofores. Khi giải trình tự đoạn gen 16S-DNA của 4 dòng vi khuẩn này, nhận diện được dòng KL9 có tỉ lệ đồng hình của đoạn gen 16S-DNA với loài Burkholderia sprentiae và Burkholderia vietnamiensis là 99%; tỉ lệ đồng hình đoạn gen 16S-DNA của dòng KL39a với loài Burkholderia ambifaria và Burkholderia vietnamiensis là 99%; tỉ lệ đồng hình đoạn gen 16S-rDNA của dòng KL39b với loài Enterobacter ludwigii và Enterobacter cloacae là 99%; tỉ lệ đồng hình đoạn gen 16S-DNA của dòng KL11 với loài loài Klebsiella pneumoniae là 99%. Bốn dòng vi khuẩn có các đặc tính tốt này được đề nghị đưa vào sản xuất phân vi sinh cho cây khoai lang trồng trên đất phèn vùng Hòn Đất.
#Cây khoai lang #cố định đạm #hòa tan lân #IAA #siderofores #vi khuẩn nội sinh
Tổng số: 177   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 10